Giáo sư Hiệp sĩ gốc Việt lần đầu về Việt Nam, mở ra cơ hội hợp tác
Giáo sư Hiệp sĩ Jonathan Van Tam – giáo sư gốc Việt đầu tiên được phong tước Hiệp sĩ của Hoàng gia Anh, nguyên Phó giám đốc Y tế Trung ương – Phụ trách chuyên môn, Cố vấn khoa học cho Thủ tướng (tương đương hàm Thứ trưởng), lần đầu về Việt Nam thăm và làm việc tại Viện Nghiên cứu Tâm Anh (TAMRI), Hệ thống Bệnh viện đa khoa Tâm Anh, Hệ thống Tiêm chủng VNVC, mở ra cơ hội hợp tác, nghiên cứu khoa học mới.
Nhận lời mời từ Viện Nghiên cứu Tâm Anh (TAMRI), Giáo sư Hiệp sĩ Jonathan Van Tam chính thức có chuyến thăm Việt Nam kéo dài 5 ngày (từ 05 – 09/12). Tại Việt Nam, Giáo sư đã tham quan và có buổi trao đổi khoa học với các nhà khoa học tại Viện Nghiên cứu Tâm Anh (TAMRI), Hệ thống Bệnh viện đa khoa Tâm Anh, Hệ thống Trung tâm Tiêm chủng VNVC. Chuyến thăm lần này của Giáo sư Hiệp sĩ được Đại sứ quán Anh đặc biệt quan tâm và phối hợp nhiều hoạt động quan trọng của Giáo sư.
Giáo sư Hiệp sĩ Jonathan Van Tam được Chính phủ và Hoàng gia Anh phong tước Hiệp sĩ vì những đóng góp to lớn, thiết thực, mang tính cách mạng và táo bạo của ông trong đại dịch COVID-19 tại Anh. Ông có hơn 30 năm kinh nghiệm trong nghiên cứu khoa học, là chuyên gia mang tầm vóc toàn cầu, có ảnh hưởng lớn đến nhiều chuyên gia đa quốc gia, đặc biệt trong lĩnh vực bệnh truyền nhiễm.
Trong đại dịch COVID-19 tại Việt Nam, Giáo sư có những đóng góp to lớn trong việc tư vấn chính sách cho công tác phòng chống dịch và tiêm chủng vắc xin COVID-19 của Việt Nam, được Đại sứ quán Việt Nam tại Anh vinh danh.
Chuyến thăm Việt Nam lần đầu tiên của Giáo sư từ lời mời của Viện Nghiên cứu Tâm Anh (TAMRI) khẳng định năng lực, tầm nhìn của Viện nghiên cứu Tâm Anh trong nỗ lực tiếp cận khoa học thế giới, thông qua vai trò quan trọng của các giáo sư, các nhà khoa học, góp phần giúp các nhà khoa học Việt Nam có cơ hội giao lưu, học hỏi, tham gia vào công tác nghiên cứu khoa học quy mô quốc tế, tham gia cùng nghiên cứu và giải quyết những vấn nạn y tế mang tính toàn cầu, như là vấn đề dịch bệnh cấp bách.
Chuyến thăm của Giáo sư Hiệp sĩ đã mở ra cơ hội tuyệt vời giúp nhiều thế hệ nhà nghiên cứu trẻ Việt Nam được truyền cảm hứng, được kết nối, hỗ trợ, định hướng, phát triển thông qua các công trình nghiên cứu mang tầm quốc tế của Giáo sư Hiệp sĩ.
Đánh giá cao từ Giáo sư Hiệp sĩ là minh chứng cho việc Viện Nghiên cứu Tâm Anh (TAMRI) có đầy đủ điều kiện, cơ sở sẵn sàng hợp tác, nghiên cứu và sản xuất vắc xin, thuốc mới trong phòng dịch và khám chữa bệnh cho người dân.
Viện Nghiên cứu Tâm Anh (TAMRI) – cây cầu nối giữa các nhà khoa học tầm cỡ thế giới
Giáo sư Hiệp sĩ Jonathan Van Tam là chuyên gia hàng đầu thế giới về bệnh cúm, một nhà nghiên cứu vắc xin, dịch tễ học gắn với bệnh truyền nhiễm, đối phó nhiễm trùng, phòng chống dịch bệnh, bảo vệ sức khỏe cộng đồng… Trong chuyến về thăm quê hương lần này, với tình cảm sâu đậm dành cho nguồn cội Việt Nam, ông đặc biệt quan tâm tầm vóc và sự phát triển của hệ thống y tế dự phòng và y tế khám chữa bệnh của Việt Nam.
Tại Hệ thống Bệnh viện đa khoa Tâm Anh, ban lãnh đạo bệnh viện đã đưa Giáo sư tham quan Khoa Hồi sức tích cực & Chống độc (ICU) – nơi có những bệnh nhân mắc bệnh hô hấp, nhiễm trùng nặng đang được bác sĩ đầu ngành túc trực ngày đêm, cùng với những kỹ thuật hiện đại hàng đầu Việt Nam được triển khai tại đây như: hỗ trợ hô hấp bằng thở máy và hồi sức tim phổi nhân tạo ngoài cơ thể (ECMO), đào thải CO2 qua màng ngoài cơ thể, hạ thân nhiệt giảm tổn thương não… Giáo sư Hiệp sĩ cũng được tham quan Trung tâm Chẩn đoán Hình ảnh Tâm Anh với những “siêu cỗ máy” hiện đại hàng đầu thế giới, trong đó có nhiều hệ thống máy móc duy nhất hoặc hiếm có ở Việt Nam và châu Á, phục vụ tích cực trong khám, sàng lọc, chẩn đoán, phát hiện đa dạng bệnh cho người dân; tham quan hệ thống “Lab trong lab” – hệ thống labo nuôi cấy phôi chuẩn ISO 5 duy nhất Việt Nam, hiện đại hàng đầu Đông Nam Á của Trung tâm Hỗ trợ sinh sản…
Tại Viện Nghiên cứu Tâm Anh (TAMRI), Giáo sư Hiệp sĩ Jonathan Van Tam có buổi trao đổi, chia sẻ khoa học với khoảng 300 khách tham dự là các chuyên gia, bác sĩ, nhà khoa học, nghiên cứu, ban lãnh đạo các Sở ban ngành trên địa bàn TP.HCM.
Đặc biệt, Giáo sư có ảnh hưởng lớn trong cộng đồng các nhà khoa học mới bắt đầu tham gia nghiên cứu, giúp họ đi đúng hướng, đóng góp, công bố các nghiên cứu cho cộng đồng này. Tại TAMRI, Giáo sư đã tổ chức tọa đàm khoa học, mở ra cơ hội tuyệt vời giúp nhiều thế hệ nhà nghiên cứu trẻ Việt Nam được truyền cảm hứng, được kết nối, hỗ trợ, định hướng.
Tạo cơ hội để các nhà nghiên cứu trẻ Việt Nam phát triển tầm quốc tế, thông qua các công trình nghiên cứu mang tầm quốc tế của ông. Buổi trao đổi khoa học được kết nối trực tuyến giữa hai đầu cầu Bệnh viện đa khoa Tâm Anh TP.HCM và Tâm Anh Hà Nội.
Tại buổi trao đổi khoa học, khi bài nói chuyện với chủ đề “Từ Việt Nam đến số 10 Phố Downing” của Giáo sư Hiệp sĩ Jonathan Van Tam hiện lên, cả hội trường tập trung cao độ để dõi theo điều gì đã làm nên tên tuổi của một bác sĩ gốc Việt thành công vang dội ở phương Tây.
Giáo sư Hiệp sĩ Jonathan Van Tam chia sẻ: “Tôi rất vinh dự và xúc động khi được đứng tại đây, trong chuyến thăm đầu tiên tới Việt Nam của mình. Số 10 Phố Downing là dinh thự của Thủ tướng Anh. Sở dĩ, tôi đặt tên như vậy vì đây không chỉ là bài khoa học mà còn là câu chuyện của đời tôi – một người con gốc Việt sát cánh với Thủ tướng Anh trong cuộc khủng hoảng sức khỏe cộng đồng (dịch COVID-19 – PV) tồi tệ nhất trong 100 năm qua”.
Trong suốt bài nói chuyện, Giáo sư đúc kết những điều đã học và làm trong quãng đường sự nghiệp của mình. Ông hy vọng những kiến thức và kinh nghiệm này có thể giúp các nhà nghiên cứu, bác sĩ trẻ Việt Nam với tuổi đời hay mới dấn thân vào con đường nghiên cứu có thể tham khảo để vững tin khi muốn đóng góp cho chính sách y tế công cộng sau này.
Trong bài phát biểu của mình, Giáo sư đã có nhiều câu nói đầy tâm huyết như khẩu hiệu truyền lửa đến các nhà nghiên cứu trẻ Việt Nam: “Gia đình tôi không có tiền cho những thứ xa xỉ hay những món đồ phù phiếm nhưng để mua sách học thì tiền lúc nào cũng sẵn”; “Tôi nhận ra rằng muốn trở thành một bác sĩ giỏi, trí thông minh chỉ là một phần. Điều quan trọng không kém là học cách giao tiếp tốt và nhận diện các mô hình bệnh (patterns)”; “Khoa học chân chính sẽ phát huy tác dụng”; “Khi COVID-19 diễn ra, với tư cách cá nhân là một bác sĩ, các bạn phải lựa chọn giữa chạy trốn và chiến đấu để làm tròn sứ mệnh của mình. Và rất nhiều nhân viên y tế trên khắp thế giới đã lựa chọn sứ mệnh. Một số người đã hy sinh. Chúng ta mãi mãi chịu ơn họ”…
Nói về đại dịch COVID-19, Giáo sư nhắc nhớ bất kỳ quốc gia nào cũng mang đau thương, chịu tổn thất nặng nề từ kinh tế, miếng cơm manh áo đến cả tính mạng người dân. Vào giai đoạn năm 2017 – 2022, Giáo sư được bổ nhiệm ở cương vị Phó Giám đốc Y tế Trung Ương – Phụ trách chuyên môn, cố vấn khoa học cho Thủ tướng (Deputy Chief Management Officer, tương đương hàm Thứ trưởng). Giáo sư Hiệp sĩ Jonathan Van Tam nhận định bản thân đã xuất hiện đúng thời điểm lịch sử, giúp nước Anh đối phó tốt với dịch bệnh cho đến khi ông hoàn thành nhiệm vụ là thiết lập được một chương trình tiêm chủng vắc xin vững chắc cho Anh quốc. Nhờ những đóng góp to lớn trong công tác phòng, chống dịch COVID-19 tại Anh nên Giáo sư Jonathan Van Tam được phong tước Hiệp sĩ năm 2022.
Bản thân là một Giáo sư chuyên gia về cúm và là Trưởng khoa Đại dịch cúm thuộc Cơ quan Bảo vệ Sức khỏe, Đại học Nottingham (Anh), từng là một trong 3 cố vấn khoa học chính của Anh trong đại dịch cúm lợn năm 2009 (cúm A/H1N1 – PV) nên Giáo sư Jonathan Van Tam thấy được sự tương phản giữa cúm lợn năm 2009 và SARS-CoV-2 năm 2020 là vô cùng lớn. Với Giáo sư Jonathan Van Tam, đây là giai đoạn rất quan trọng trong cuộc đời của ông khi ông chính thức trở thành cố vấn y tế cho lực lượng đặc nhiệm sản xuất vắc xin cho nước Anh. May mắn cho cả thế giới là Chính phủ Anh đã tài trợ rất nhiều cho Nhóm nghiên cứu vắc xin Oxford vào năm 2016 để phát triển vắc xin MERS nguyên mẫu. Điều này đã giúp Oxford có một khởi đầu thuận lợi và cho phép họ chuyển từ MERS sang SARS-CoV-2 và mang đến cho chúng ta vắc xin Oxford AstraZeneca và hỗ trợ nhiều cho các quốc gia có nguồn lực hạn chế hơn.
Giáo sư Hiệp sĩ Jonathan Van Tam với những đóng góp tư vấn chính sách cho công tác phòng, chống dịch COVID-19 của Việt Nam và sẽ là “chiếc cầu nối” giữa các nhà khoa học Việt Nam, Anh Quốc và các hệ thống y tế chất lượng cao tại Việt Nam.
Giáo sư Nguyễn Trần Hiển, Phó chủ tịch thường trực Hội Y tế dự phòng Việt Nam cho biết, tôi rất vui khi Giáo sư Hiệp sĩ Jonathan Van Tam phản hồi thư và nhận lời mời thăm Việt Nam của tôi và giáo sư Nguyễn Văn Tuấn từ Viện Nghiên cứu Tâm Anh. Đây không chỉ là vấn đề ngoại giao giữa các nhà khoa học 2 nước mà chúng tôi kỳ vọng sẽ có dịp trao đổi nhiều vấn đề khoa học liên quan đến phòng, chống dịch bệnh, ứng phó với các bệnh truyền nhiễm và dịch bệnh mới, từ kinh nghiệm của Anh và từ một chuyên gia của lĩnh vực này. Đây là vấn đề nóng của toàn thế giới, trong đó có Việt Nam. Chúng tôi cho rằng, những bài học của phòng, chống dịch của Anh chắc chắn sẽ có ý nghĩa thiết thực với Việt Nam chúng ta, đặc biệt giúp những người làm công tác tiêm chủng vắc xin của chúng tôi làm tốt hơn nữa trong công việc của mình”.
Bà Vũ Thị Thu Hà, Giám đốc Cung ứng Hệ thống trung tâm Tiêm chủng vắc xin Trẻ em và người lớn VNVC chia sẻ: “Là hệ thống trung tâm tiêm chủng lớn hàng đầu Việt Nam, chúng tôi rất vui khi được gặp gỡ, lắng nghe những trao đổi của Giáo sư Hiệp sĩ Jonathan Van Tam – người hùng chống dịch của nước Anh cũng là niềm tự hào của người Việt Nam.
Chúng tôi đặc biệt trân trọng cơ hội gặp gỡ quý giá này vì ông là chuyên gia về bệnh cúm nói riêng, bệnh truyền nhiễm nói chung, người có nhiều kiến thức và kinh nghiệm trong công tác phòng chống dịch bệnh.
Hệ thống tiêm chủng VNVC và Hệ thống Bệnh viện đa khoa Tâm Anh tự hào là đối tác chiến lược toàn diện của nhiều tập đoàn dược phẩm lớn từ Anh quốc như GSK, AstraZeneca… Chúng tôi cũng là những đơn vị đầu tiên tại Việt Nam đưa về những liều vắc xin và kháng thể đơn dòng phòng COVID-19 đầu tiên từ Anh cũng như hàng chục triệu liều vắc xin từ GSK về để phục vụ công tác tiêm chủng, phòng ngừa dịch bệnh cho người Việt Nam. Chúng tôi hy vọng cuộc gặp với Giáo sư Hiệp sĩ Jonathan Van Tam lần này sẽ tiếp tục mang tới nhiều cơ hội hợp tác lớn hơn nữa trong tương lai”.
Kết thúc buổi gặp gỡ với các chuyên gia y tế đầu ngành Việt Nam tại Viện Nghiên cứu Tâm Anh cùng nhiều nhà khoa học, bác sĩ trẻ có đam mê nghiên cứu y học… một lần nữa, Giáo sư Hiệp sĩ Jonathan Van Tam: “Cảm ơn tất cả các bạn cho tôi đặc ân và cơ hội được về thăm quê cha đất tổ. Tại thời điểm này trong cuộc đời và sự nghiệp của mình, tôi dành tâm huyết cho việc đào tạo thế hệ tương lai”.
Giáo sư Nguyễn Văn Tuấn – Viện trưởng Viện Nghiên cứu Tâm Anh (TAMRI), đồng thời là Giám đốc Trung tâm Công nghệ Y tế, Đại học UTS Australia, Viện sĩ Viện hàn lâm y học Australia (FAHMS), Viện sĩ Viện hàn lâm khoa học bang New South Wales (FRSN); Viện sĩ Hiệp hội nghiên cứu loãng xương Hoa Kỳ (FASBMR) bay từ Australia về Việt Nam để tiếp đón Giáo sư Hiệp sĩ Jonathan Van Tam, đã chia sẻ: “TAMRI là viện nghiên cứu tư nhân đầu tiên tại Việt Nam có mối quan hệ mật thiết với hệ thống bệnh viện đa khoa hàng đầu, chúng tôi may mắn khi nhận được sự ủng hộ và tập hợp được các nhà khoa học ở nhiều lĩnh vực, đặc biệt nhóm ngành y khoa và chăm sóc sức khỏe. Tuyên ngôn của Viện khi thành lập là hoạt động trên cơ sở nghiên cứu khoa học và kiến tạo một môi trường khoa học xuất sắc, công bằng và minh bạch thông qua các hoạt động nghiên cứu, hợp tác nghiên cứu khoa học, công bố quốc tế và đào tạo. Với việc xây dựng mạng lưới khoa học quốc tế, Viện Nghiên cứu Tâm Anh kỳ vọng trở thành một trung tâm nghiên cứu y khoa hàng đầu ở khu vực Đông Nam Á với những nghiên cứu tầm cỡ quốc tế và có giá trị thiết thực, ứng dụng hiệu quả trong chăm sóc sức khỏe, khám chữa bệnh, cải thiện chất lượng sống cho người bệnh.
Và ngày hôm nay, sự có mặt của Giáo sư Hiệp sĩ Jonathan Van Tam tại TAMRI đã cổ vũ cho chúng tôi rất nhiều trong hành trình đi tìm kiếm những “cây cầu khoa học” kết nối Việt Nam với thế giới.
Hiện Viện Nghiên cứu Tâm Anh là đối tác, cơ sở nghiên cứu lâm sàng thuốc, vắc xin của nhiều tập đoàn dược phẩm lớn trên thế giới như AstraZeneca, Abbott, Sanofi…, mang đến nhiều thuận lợi cho việc hợp tác đào tạo, nghiên cứu khoa học quy mô quốc tế.
Thông tin thêm về Giáo sư Hiệp sĩ Jonathan Van Tam
1. Tiểu sử ngắn
Jonathan Van Tam (JVT) tốt nghiệp ngành Y tại Đại học Nottingham năm 1987. Sau 5 năm làm y học lâm sàng tại bệnh viện, ông đã theo đuổi một khóa đào tạo học thuật về y tế công cộng và dịch tễ học với mối quan tâm đặc biệt đến cúm và virus đường hô hấp. Ông trở thành Giảng viên cao cấp (Phó Giáo sư) tại Đại học Nottingham (và Nhà tư vấn dịch tễ học khu vực, Dịch vụ Phòng thí nghiệm Y tế Công cộng) vào năm 1997, trước khi gia nhập ngành dược phẩm với tư cách là Phó Giám đốc (Chống nhiễm trùng, Phát triển sản phẩm mới) tại SmithKline Beecham vào năm 2000. Sau khi chuyển đến Roche với tư cách là Trưởng phòng Y tế (Vương quốc Anh), nơi ông ra mắt oseltamivir (Tamiflu®), ông gia nhập Aventis Pasteur MSD với tư cách là Giám đốc Y tế Vương quốc Anh, chịu trách nhiệm lâm sàng cho danh mục vắc xin lớn của công ty.
Ông trở lại khu vực công vào năm 2004 tại Trung tâm Bảo vệ Sức khỏe về Nhiễm trùng (Colindale), nơi ông là Trưởng Văn phòng Đại dịch Cúm cho đến tháng 10 năm 2007. JVT sau đó trở lại Nottingham với tư cách là Giáo sư Bảo vệ Sức khỏe, duy trì mối quan tâm đặc biệt 25 năm của mình đối với bệnh cúm và các loại virus đường hô hấp khác: dịch tễ học; truyền nhiễm; tiêm chủng; thuốc kháng vi-rút; và công tác chuẩn bị sẵn sàng cho đại dịch. Ông đã xuất bản hơn 200 bài báo khoa học được bình duyệt (tạo ra hơn 21.000 trích dẫn) và viết nhiều chương trong sách giáo khoa. Các chỉ số h- &; i10 của ông lần lượt là 70 và 171 (Google Scholar), với tác động trích dẫn được xếp hạng theo lĩnh vực là hơn 17 (SciVal).
Ông chủ trì Nhóm cố vấn chuyên gia về vắc-xin H5N1 của Trung tâm Phòng ngừa và Kiểm soát Dịch bệnh Châu Âu (ECDC), và là thành viên của Ủy ban Đại dịch Cúm Khoa học Quốc gia Anh (SPI) từ năm 2005 đến 2009, và là thành viên của Nhóm Cố vấn Khoa học về Trường hợp Khẩn cấp Vương quốc Anh (SAGE) trong đại dịch cúm A / H1N1 2009-10. Ngoài ra, ông đã đóng vai trò là cố vấn ngắn hạn và cố vấn tạm thời cho Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ECDC và Ủy ban châu Âu (EC) nhiều lần kể từ năm 2005.
Ông là biên tập viên cao cấp của cuốn sách giáo khoa được đánh giá cao: “Giới thiệu về đại dịch cúm” mà ông đã xuất bản 9 vào tháng 11 năm 2009, với ấn bản thứ hai sau đó vào tháng 12 năm 2013; và từ năm 2014-2017 là Tổng biên tập tạp chí Cúm và các loại virus đường hô hấp khác (John Wiley &; Sons, Inc.).
Cuối năm 2014, ông trở thành Chủ tịch Nhóm tư vấn về mối đe dọa virus đường hô hấp mới và mới nổi của Vương quốc Anh (NERVTAG) – Ủy ban cố vấn khoa học và lâm sàng cấp cao của Bộ Y tế về đại dịch cúm và các mối đe dọa virus đường hô hấp mới nổi khác. Ông điều hành một Trung tâm hợp tác chính thức của WHO về đại dịch cúm tại Đại học Nottingham từ năm 2010-2017.
Từ tháng 10/2017 đến tháng 3/2022, JVT được biệt phái về Sở Y tế và Chăm sóc xã hội Anh với tư cách là Phó Giám đốc Y tế, nơi ông tham gia sâu rộng vào lĩnh vực vắc xin, dược phẩm, bảo vệ sức khỏe và an toàn sinh học như: chính sách vắc xin trong nước, cúm mùa, các sự cố bệnh truyền nhiễm (Ebola, Monkey Pox), cuộc tấn công Novichok và đại dịch Covid-19, bao gồm mọi khía cạnh của chương trình mua sắm và triển khai vắc xin thành công của Vương quốc Anh. Ông là thành viên của Nhóm Cố vấn Khoa học Vương quốc Anh về các trường hợp khẩn cấp (SAGE) và đồng Chủ tịch Nhóm Tư vấn An ninh Y tế Toàn cầu (GHSAG) Nhóm Công tác về Đại dịch Cúm (PIWG). Ông đã nhận được nhiều giải thưởng và giải thưởng cho truyền thông khoa học công khai của mình và được trao tặng Hiệp sĩ cho các dịch vụ cho Y tế Công cộng vào năm 2022.
2. Chức vụ hiện nay
- Tháng 5/2023 – nay: Cố vấn Chiến lược Cấp cao Trường Y, Đại học Nottingham.
- Tháng 5/2023 – nay: Cố vấn Y khoa Moderna Inc.
Chức vụ trước đây
- Tháng 10/2007 – 3/2022: Giáo sư Bảo vệ Sức khỏe, Khoa Dịch tễ học và Y tế Công cộng, Trường Y, Đại học Nottingham.
- Tháng 10/2017 – 3/2022: Phó Giám đốc Y tế Bộ Y tế và Chăm sóc Xã hội (DHSC) Anh.
- Tháng 5/2022 – 4/2023: Phó hiệu trưởng chuyên nghiệp Khoa Y học và Khoa học sức khỏe Đại học Nottingham.
- Vào cuối năm 2014, ông trở thành Chủ tịch Nhóm tư vấn về mối đe dọa hô hấp mới và mới nổi của Vương quốc Anh (NERVTAG): ủy ban cố vấn lâm sàng và khoa học cấp cao của Bộ Y tế về đại dịch cúm và các mối đe dọa virus đường hô hấp mới nổi khác. Ông điều hành Trung tâm hợp tác chính thức của WHO về đại dịch cúm tại Đại học Nottingham từ năm 2010-2017.
- Từ tháng 10/2017 – 3/2022, ông được bổ nhiệm sang Bộ Y tế và Chăm sóc Xã hội Anh với chức vụ Phó Giám đốc Y tế, lĩnh vực kinh doanh của ông là vắc xin, dược phẩm, bảo vệ sức khỏe và an toàn sinh học. Trong vai trò đó, ông đã tham gia sâu rộng vào chính sách vắc xin trong nước, cúm theo mùa, các sự cố bệnh truyền nhiễm (Ebola, Monkey Pox), cuộc tấn công của Novichok và đại dịch COVID-19, bao gồm mọi khía cạnh của chương trình triển khai và mua vắc xin thành công của Vương quốc Anh. Ông là thành viên của Nhóm tư vấn khoa học cho các trường hợp khẩn cấp (SAGE) của Vương quốc Anh và đồng Chủ tịch của Nhóm làm việc về đại dịch cúm (PIWG) của Nhóm tư vấn an ninh y tế toàn cầu (GHHSAG). Ông đã nhận được nhiều giải thưởng và danh hiệu cho hoạt động truyền thông khoa học trước công chúng của mình và được trao tặng Hiệp sĩ vì những cống hiến cho Y tế Công cộng vào năm 2022.
Giải thưởng
- Năm 1997: Thành viên Huân chương Xuất sắc nhất của Đế quốc Anh (MBE), Sư đoàn Quân sự.
- Năm 2006: Trở thành thành viên cao cấp của Khoa Y tế Công cộng thuộc Đại học Bác sĩ Hoàng gia, Vương quốc Anh (FFPH).
- Năm 2007: Trở thành thành viên cao cấp của Hiệp hội Y tế Công cộng Hoàng gia (FRSPH).
- Năm 2013: Được bầu thành viên cao cấp của Hiệp hội Sinh học Hoàng gia (FRSB).
- Năm 2014: Được trao thành viên cao cấp của Đại học Bệnh học Hoàng gia, Vương quốc Anh (FRCPath).
- Năm 2015: Được trao thành viên cao cấp danh dự của Khoa Dược thuộc Đại học Bác sĩ Hoàng gia, Vương quốc Anh (Hon FFPM).
- Giải thưởng Communiqué 2021: Người ủng hộ truyền thông chăm sóc sức khỏe của năm.
- Năm 2021: Được trao thành viên cao cấp danh dự của Đại học Bác sĩ Hoàng gia Anh (Hon FRCP).
- Năm 2021: Được bầu vào thành viên cao cấp của Viện Hàn lâm Khoa học Y tế Vương quốc Anh (FMedSci).
- Năm 2021: Tiến sĩ của Đại học Honoris causa, Đại học Bishop Grosseteste, Lincoln (DUniv).
- Năm 2021: Tiến sĩ Khoa học, danh dự, Đại học Lincoln (DSc).
- Hiệp sĩ 2022 cho các dịch vụ cho Y tế Công cộng.
- Năm 2022: Tiến sĩ Luật, danh dự, Đại học Nottingham (DL).
- Năm 2022: Giải thưởng Lãnh đạo, Truyền thông và Quốc tế Toastmasters năm 2022.
- Năm 2022: Được trao thành viên cao cấp danh dự của Khoa Y tế Công cộng vì có đóng góp nổi bật cho Y tế Công cộng.
- Năm 2022: Được trao thành viên cao cấp danh dự của Hiệp hội Y tế Công cộng Hoàng gia.
- Năm 2022: Giải thưởng của Hiệp hội Y tế Công cộng Hoàng gia cho những đóng góp xuất sắc cho Y tế Công cộng.
- Giải thưởng Kinh doanh Khoa học năm 2022, Giải thưởng Thành tựu đặc biệt.
- Hiệp hội Hoàng gia năm 2022, Giải thưởng Attenborough về truyền thông khoa học đại chúng.
- Năm 2023: Bác sĩ Y khoa, danh dự, Đại học Buckingham (DM)
Ngoài ra, Quý khách hàng có thể tham khảo thêm sản phẩm Genshu chính hãng có bán tại Hệ Thống Nhà Thuốc Gia Hân Pharmacy & giao hàng trên toàn quốc.
Hệ Thống Nhà Thuốc Gia Hân Pharmacy là nơi Quý khách hàng yên tâm gửi trọn niềm tin để chăm sóc sức khoẻ cho cả gia đình mình.
Đến với chúng tôi, Quý khách hàng thoải mái trải nghiệm cảm giác mua sắm hàng chính hãng với giá tốt nhất đầy đủ các sản phẩm thuốc tây, thực phẩm bảo vệ sức khoẻ, mỹ phẩm, thiết bị y tế…
Comments are closed.